• Tieng Viet
  • English

Thông tin liên hệ

Trường Cao đẳng Quảng Nam

NGÀNH PHÁP LUẬT

1 Phap luat

1/ Mục tiêu chung
Pháp luật trình độ trung cấp là một nghề gắn liền với các công việc trong văn phòng và tiếp xúc với khách hàng, người dân, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 khung trình độ Quốc gia Việt Nam
Ngành Pháp luật đào tạo người học thực hiện được những kỹ năng cần thiết như: phân tích được các tình huống pháp lý phát sinh trong thực tiễn; đăng ký và quản lý hộ tịch; tư vấn pháp lý một số lĩnh vực về dân sự, hình sự, hôn nhân-gia đình, đất đai, lao động, thương mại…; soạn thảo các văn bản, hợp đồng, đơn thư; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cơ sở.
Vị trí việc làm luôn đòi hỏi người làm công tác pháp luật phải cập nhật kiến thức và các văn bản Quy phạm pháp luật. Cần phải thường xuyên học tập để nâng co trình độ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dụng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, ứng dụng được khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc
2/ Mục tiêu cụ thể
- Có khả năng phân tích tình huống pháp lý phát sinh trong thực tiễn và lựa chọn áp dụng những quy định pháp luật thích hợp;
- Phân biệt được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của từng ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Phân tích được các dấu hiệu pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật;
- Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký, thành lập các loại hình doanh nghiệp;
- Tư vấn về trình tự, thủ tục và hướng giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến các lĩnh vực: hành chính, đất đai, hôn nhân - gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hộ tịch, khiếu nại – tố cáo, công chứng – chứng thực.
- Tư vấn về trình tự, thủ tục và hướng giải quyết các tranh chấp xảy ra về lĩnh vự dân sự như: giao dịch dân sự,đại diện, thời hạn, thời hiệu, tài sản và quyền sở hữu, thừa kế;
- Tư vấn về trình tự, thủ tục và hướng giải quyết đối với các vụ án hình sự như: cấu thành tội phạm, hình phạt;
- Thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở;
- Thực hiện công tác thi hành án cấp cơ sở;
- Đăng ký và quản lý các sự kiện hộ tịch;
- Soạn thảo và kiểm tra các hợp đồng, văn bản hành chính, đơn thư;
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới qua đó có thể tiếp tục theo đuổi các bậc học cao hơn hoặc lấy các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
3/ Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở nhiều cơ quan, với nhiều vị trí công việc khác nhau: Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, cán bộ thi hành án; nhân viên tại các phòng công chứng, văn phòng luật sư, Trung tâm bán đấu giá tài sản, công ty tư vấn luật, doanh nghiệp…

  Ý kiến bạn đọc

TOP
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây