• Tieng Viet
  • English

Thông tin liên hệ

Trường Cao đẳng Quảng Nam

Thực thi cam kết SPS ngay từ khâu đào tạo nhân lực

Thứ năm - 30/06/2022 10:32
PGS.TS. Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Cao đẳng Quảng Nam nhận xét, động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế bền vững là con người được đào tạo tay nghề.
Bà Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Cao đẳng Quảng Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. 

Bà Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Cao đẳng Quảng Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Thực thi cam kết về SPS trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) ngày 30/6, PGS.TS. Vũ Thị Phương Anh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Quảng Nam nhấn mạnh đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Theo bà Phương Anh, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là lời giải cho nhiều vấn đề như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, nguồn nhân lực chất lượng cao giúp đảm bảo an sinh xã hội, công ăn việc làm ổn định, cũng như giữ vững an ninh lương thực quốc gia.

Nguồn nhân lực được đảm bảo cũng là một cách để nền nông nghiệp nước nhà thích ứng với những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, các hàng rào về thuế được thay thế bằng hàng rào kỹ thuật, được quy định trong cam kết SPS của các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Tuy nhiên, Việt Nam hiện thiếu hụt rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, nhất là lao động trẻ, theo bà Phương Anh. Lực lượng lao động tham gia sản xuất trong khu vực nông nghiệp phần lớn là người cao tuổi, sản xuất cá thể và dựa vào kinh nghiệm là chính. Việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến chưa nhiều.

"Động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế bền vững là con người được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp cao. Trong bối cảnh, nguồn lực tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nhân lực chất lượng cao điều kiện then chốt để thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững", PGS.TS. Vũ Thị Phương Anh bày tỏ.

Toàn cảnh hội nghị tại Hội trường Cao đẳng Quảng Nam. 

Toàn cảnh hội nghị tại Hội trường Cao đẳng Quảng Nam. 

Quảng Nam hiện có 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó số trường có đào tạo các ngành nông lâm nghiệp tương đối ít. Trường Cao đẳng Quảng Nam thuộc số hiếm các trường có đầy đủ các ngành nông nghiệp như chăn nuôi, thú y, khoa học cây trồng, lâm nghiệp, thủy sản... Đây là cơ hội cho trường xây dựng nguồn nhân lực khai thác thảm thực vật phong phú trên địa bàn.

Với quy mô đào tạo 700 học sinh, sinh viên ở cấp cao đẳng và trung cấp, tỷ lệ học sinh, sinh viên các ngành nông nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành ngay sau ra trường trung bình là 80%, sau 6 tháng là 95%, thậm chí có những ngành 100%.

Nhằm giúp học sinh, sinh viên có thêm cơ hội việc làm, Cao đẳng Quảng Nam đã chủ động xã hội hóa nguồn lực. Nhà trường ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn về chăn nuôi, thú y, thủy sản, đồng thời tạo điều kiện để học sinh, sinh viên có nhiều thời gian tiếp xúc, làm việc với ngành nông nghiệp trong thực tế.

"Càng nhận thức sớm, tiếp xúc với thực tế nhiều, tay nghề của học sinh, sinh viên càng được nâng cao. Đó là động lực lớn nhất thúc đẩy phát triển kinh tế. Thực thi các cam kết SPS cũng nằm một trong số đó", Hiệu trưởng Cao đẳng Quảng Nam bày tỏ.

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam trả lời phần thảo luận tại diễn đàn. 

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam trả lời phần thảo luận tại diễn đàn. 

Chia sẻ thêm tại diễn đàn, TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam kể lại chuyến công tác châu Âu, nhân dự phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO diễn ra từ 22-24/6.

Theo ông Nam, nông sản tại châu Âu rất có giá trị. Ví dụ, 4 quả cà chua bán tại một siêu thị ở Geneva, Thụy Sĩ có giá khoảng 200.000 đồng, hoặc 1kg vải thiều có giá lên tới 500.000 đồng. Vấn đề nằm ở chỗ, làm thế nào và bao giờ nông sản Việt có thể "thâm nhập sâu" vào thị trường này.

Một trong những rào cản lớn nhất của nông sản Việt, khi đưa vào EU, là các vấn đề liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Với tư duy sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún của người dân, khả năng kiểm soát vấn đề này khó triệt để, theo ông Nam. Nguyên nhân bởi, dư lượng thuốc có thể xuất hiện khi người dân sử dụng chung các bình pha chế thuốc; hoặc lan theo gió, nước, đất từ ruộng bên cạnh; thậm chí chưa cập nhật kịp danh sách mới nhất mà EU ban hành.

"Để giải quyết một cách căn cơ, không gì khác hơn là chúng ta phải nâng cao nhận thức, bắt đầu từ những người trực tiếp sản xuất là nông dân hiện tại, sau đó là những nông dân công nghệ cao tương lai. Số đó, có thể đang ngồi rất nhiều tại các trường cao đẳng, dạy nghề", TS. Ngô Xuân Nam nhận xét.

Tham luận tại diễn đàn ngày 30/6, đại diện Viện Bảo vệ thực vật, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng những công nghệ sơ chế, bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn, kéo dài thời gian bảo quản nông sản khi vận chuyển. Cùng việc phối hợp chặt chẽ Văn phòng SPS Việt Nam, tất cả chung tay đưa nông sản Việt vượt qua những rào cản kỹ thuật của các thị trường.

BẢO THẮNG 
Nguồn từ Nông nghiệp, chuyên mục kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Giới thiệu

Giới thiệu trường Cao đẳng Quảng Nam

Trường Cao đẳng Quảng Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/6/2021, được sáp nhập nguyên trạng từ các trường: Trường Cao đẳng Công nghệ Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc Miền núi Quảng Nam và Trường Trung...

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện mới của Website trường Cao đẳng Quảng Nam như thế nào

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay1,881
  • Tháng hiện tại60,522
  • Tổng lượt truy cập3,527,104
TOP
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây