Trường Cao đẳng Quảng Nam

http://cdqn.edu.vn


Sản xuất giống ba kích tím Tây Giang bằng nuôi cấy mô

Hội đồng khoa học Sở KH&CN vừa nghiệm thu đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cây ba kích tím Tây Giang bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng thử nghiệm tại một số vùng ở tỉnh Quảng Nam”. Đề tài do PGS-TS. Vũ Thị Phương Anh (công tác tại Trường Đại học Quảng Nam, nay là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam) chủ nhiệm
20220317 141513 01
Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài. Ảnh: H.LIÊN

PGS-TS. Vũ Thị Phương Anh và cộng sự đã điều tra, đánh giá hiện trạng cây ba kích tím tự nhiên tại huyện Tây Giang; triển khai biện pháp nuôi cấy mô cây ba kích tím, huấn luyện cây con nuôi cấy mô trong giai đoạn vườn ươm; khảo sát điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng, xác định các hợp chất có hoạt tính sinh học chính trong rễ cây ba kích tím.

Đề tài cũng xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm cây ba kích tím nuôi cấy mô tại 3 vùng của tỉnh Quảng Nam (Tây Giang, Đông Giang, Phú Ninh), đánh giá kết quả trồng thử nghiệm cây ba kích nuôi cấy mô và so sánh kết quả trồng thử nghiệm tại 3 vùng này.

Theo PGS-TS. Vũ Thị Phương Anh, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn giống chất lượng, có phẩm chất di truyền tốt phục vụ cho trồng rừng đại trà còn hạn hẹp. Việc trồng cây ba kích bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào là hướng đi cần thiết, giúp nhân giống với số lượng cây giống rất lớn trong thời gian ngắn đủ cung cấp cho thị trường.

Cây nuôi cấy mô cũng có nhiều ưu điểm, có sức trẻ hóa cao, mang toàn bộ tiềm năng di truyền quý của bố mẹ, tăng sự đồng đều rừng trồng, có sức sinh trưởng và phát triển cao, tuổi thọ lớn, khắc phục được những nhược điểm của việc tạo cây con từ hạt và giâm hom. 

Đề tài đã hoàn thiện quy trình nhân giống cây ba kích tím Tây Giang bằng phương pháp nuôi cấy mô; hoàn thiện quy trình huấn luyện cây ba kích tím nuôi cấy mô ngoài vườn ươm có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích tím nuôi cấy mô; nâng cao năng lực khoa học - đào tạo về lĩnh vực nuôi cấy mô và trồng cây dược liệu cho đội ngũ giảng viên và sinh viên Quảng Nam.

Ngoài ra còn cung cấp giải pháp tốt để sản xuất cây ba kích tím nhanh, sạch bệnh, chất lượng cao trên quy mô lớn đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất dược liệu ba kích của người dân, tạo sinh kế bền vững cho miền núi.

Nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm tại Tây Giang khoảng 1/2ha, thuần 2.000 cây; tại Đông Giang trồng 2.000 cây với diện tích 1/2ha; tại Phú Ninh 1/4ha, trồng thuần 1.000 cây rải rác ở các hộ dân. Đề tài cũng trồng thêm cây ba kích giâm hom để đối chứng so sánh kết quả thử nghiệm với cây nuôi cấy mô trong thực tiễn.

Nguồn tin: baoquangnam.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây